Lễ vật cúng Giao thừa được đặt như thế nào ?

Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Sau khi cúng cung tiễn Táo Quân (23 tháng Chạp) rồi đến cúng tất niên (đón/thỉnh ông bà tổ tiên) là lễ cúng giao thừa còn gọi là lễ Trừ tịch, một lễ rất quan trọng đón năm mới. Ông bà ta quan niệm “Đói quanh năm, no ba ngày tết” cũng có ý nghĩa thiêng liêng ấy.

Phan Kế Bính trongViệt Nam phong tục, viết: “Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.


Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm.

Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa”.

Lễ giao thừa còn gọi là lễ trừ tịch. Với ý nghĩa mang bỏ hết mọi điều không may mắn của năm trước và đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ” cùng với việc cúng lễ trong nhà chuẩn bị cho người đến xông đất đầu năm và mang thần tài vào nhà.

Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy.

Lễ vật dùng để cúng giao thừa trong nhà gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Theo ông Hà Thanh (Trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông – Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), mọi người quan niệm có được con gà cúng như ý sẽ yên tâm đón một năm mới tốt đẹp. “Với mâm cúng giao thừa nên đặt đầu gà quay ra đường để đón ngài Tân niên hành khiển đi qua (theo quan niệm dân gian thì mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom việc hạ giới).

Cúng Giao thừa là tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới. Riêng gà đặt cúng trên bàn thờ, quan niệm chung thường là đặt gà quay đầu vào trong bát hương với tư thế há miệng, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Tư thế này được coi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu”. Không đặt gà quay đầu ra, vì cho đó là gà “không chịu chầu”. Bày gà cúng nếu đặt đầu quay ra phía ngoài sẽ đẹp mắt hơn. Còn quay đầu vào trong thì phao câu chổng ra ngoài, không đẹp mắt. Nhưng đó chỉ là hình thức đẹp, chứ không có ý nghĩa gì”, ông Hà Thanh cho biết.

Người xưa hình dung rằng trong giây phút này, các vị nhà trời rất đông, tấp nập, vội vã nên chỉ thực hiện công việc ngoài nhà nên mâm cúng mới được đặt bên ngoài để các vị có thể ăn. Nhưng mà họ ăn rất vội vàng hoặc mang theo và thậm chí là chỉ có thể chứng kiến lòng thành của chủ nhà thôi đấy.

Cúng giao thừa có hai mâm: trong nhà và ngoài trời (trước sân). Lễ cúng giao thừa được cử hành đúng vào lúc giao thừa (hết giờ Hợi – từ 21 giờ đến 23 giờ – sang giờ Tý – từ 23 giờ đến 1 giờ – mở đầu ngày mồng 1 Tết).

Văn khấn giao thừa có nhiều dị bản. Trong đó, bài khấn mẫu trong Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh là được theo dùng nhiều vì giản dị, dễ hiểu.

Nước CHXHCN Việt Nam, năm… (tên gọi của năm theo âm lịch) ngày mồng một tháng Giêng, xuân tiết.

Để tử là… (họ tên người khấn), quán làng… huyện… cư ngụ tại… cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái.

Kính cẩn có hương đèn, vàng bạc, hoa quả, trầu rượu, trà nước thêm mọi phẩm vật dâng lên.

Vọng bái:

Trước bệ ngọc đức Tống vương Hành khiển, Ngũ đạo chí đức tôn thần:

Lâm tào phán quan tại vị ở trước

Đức Thổ địa nơi đây tại vị ở trước

Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước

Cầu chư vị chứng giám:

Cúi đầu kêu xin.

Chư vị phù hộ cho toàn gia chúng tôi từ già đến trẻ, quanh năm được tăng phúc tăng thọ, người an, vật thịnh, vạn sự hanh thông.

Cẩn cáo.

Ngoài ra cũng có bài Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời và trước sân, độc giả có thể tham khảo thêm:

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *