Những cái tên hay giúp con thông minh và có cuộc sống êm đềm

Đặt tên nên tránh dùng tên thánh thần, phạm húy các cụ, tránh mâu thuẫn họ hàng

Đặt tên có ý nghĩa, tránh dùng từ đa nghĩa, mang nghĩa xấu

Đây là điều quan trọng nhất. Cha mẹ khi sinh con thường gửi gắm tâm tư tình cảm, ước muốn, hoài bão của mình vào cái tên của con. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng có đủ kiến thức và học vấn để chọn lựa một cái tên có ý nghĩa. Đôi khi dùng từ đa nghĩa cộng thêm sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, khiến cho cái tên mang nghĩa xấu, ảnh hưởng đến số phận của con sau này.

Ví dụ: riêng tên Mai, tra từ điển có 11 chữ Mai tương ứng có 13 nghĩa. Gần thì có nghĩa là quả mai, cây mai hoặc theo âm Hán-Việt dịch sang cũng có nghĩa là chôn vùi, che lấp, là đá, ngọc, hoa hồng, bụi mù; là dáng người béo,… Muốn xác định tên có nghĩa nào thì lại phải dựa vào tên đệm đi kèm. Chẳng hạn Thảo Mai có thể hiểu là chôn vùi dưới đám cỏ; Mai Mai lại hiểu là sự rắc rối lôi thôi; Phong Mai là bụi do gió thổi mịt mù. Muốn an toàn với tên Mai thì chỉ nên loanh quanh với mấy tên Thanh Mai, Hồng Mai, Bạch Mai, Hoàng Mai, Diệu Mai.

Vậy làm thế nào để có cái tên ý nghĩa? Câu trả lời chính là nên dùng từ điển tiếng Việt hoặc đôi khi là từ điển Hán Việt, tránh tin vào các tên có đầy trên mạng mà không có sự kiểm chứng kỹ lưỡng qua từ điển.

Đặt tên có phát âm dễ dàng, âm thanh tích cực dù cho đọc xuôi, đọc ngược, đọc lái

Đặc thù của tiếng Việt là từ đơn âm tiết. Do vậy các tên có thể đọc theo nhiều kiểu xuôi, ngược, đọc lái, từ đó dẫn ra các ý nghĩa không hay, đôi khi không ngờ đến được. Nhiều người mãi tới khi học cấp 2, cấp 3 mới phát hiện chuyện đó do bạn bè cùng lớp nghĩ ra được trêu chọc.

Ví dụ có anh bạn được bố mẹ đặt tên rất kêu Nguyễn Tiến Tùng, sau này bị bạn bè trêu chọc đọc ngược lại là Túng Tiền.

Đặc thù các thanh trong tiếng Việt cũng tạo ảnh hưởng đến việc phát âm tên. Tên nhiều thanh trắc quá thì phát âm khó, trúc trắc, cuộc đời cũng ảnh hưởng theo.

Ví dụ tên nhiều thanh trắc khó đọc: Tạ Quốc Quyết, Ngô Tuyến Tiến,Nguyễn Ngữ Nghiễn…

Do đó, khi đặt tên con, các bậc cha mẹ cần cẩn thận kiểm nghiệm lại các ý nghĩa khi đọc xuôi, đọc ngược, đọc lái. Tên con nên toàn thanh bằng cả hoặc đệm trắc còn tên bằng. Còn nếu chọn tên có thanh trắc cả thì cũng nên chọn các từ không gần nhau để có thể dễ dàng phát âm.

Không làm người khác nhầm lẫn giới tính

Kinh nghiệm cho thấy, tên của một người cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến giới tính của người đó. Con trai mà có tên nghe nữ tính phần nhiều thường khá ẻo lả. Ngược lại, con gái mang cái tên nam tính, dù có cố nhẹ nhàng đến đâu cũng nhận ra sự khô cứng hoặc không thì cục mịch trong tính cách.

Tình huống chúng ta có thể gặp khá nhiều trong cuộc sống. Chẳng hạn nam tên Thanh Tâm, Ngọc Tú…, nữ tên Xuân Thắng, Minh Phúc…

Đặt tên nên tránh dùng tên thánh thần, phạm húy các cụ, tránh mâu thuẫn họ hàng

Phong tục tập quán nơi ở luôn cần được tôn trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực tâm linh, các cụ nhà ta đã lưu truyền lại “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Khi đặt tên con, các bậc cha mẹ nên tránh dùng tên của các vị thần linh đất nước, các anh hùng dân tộc, các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đất nước, cho tới các mẫu, thành hoàng, sơn thần, thổ địa… Tên các cụ trong họ nội ngoại cũng nên tránh.

Tên hợp ngũ hành, phong thủy

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là tên hợp ngũ hành, hợp phong thủy. Tùy từng quan niệm, có người thì lấy ngũ hành của mệnh hoặc sinh mệnh lục thập hoa giáp. Có người thì lấy ngũ hành cung phi hoặc sinh ngũ hành cung phi. Có người lại dùng ngũ hành của dụng thần trong tứ trụ, tử bình. Mỗi nhà mỗi lý luận nhưng điều quan trọng nhất là cần chú ý hành của tên đệm không được khắc chế lẫn nhau với hành của tên gọi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *